Recycling in VietNam, tức ngành tái chế tại Việt Nam là một ngành đang rất được quan tâm. Mô hình tái chế cũ mà người Việt hay gọi là thu mua phế liệu (ve chai). Những mô hình tái chế truyền thống này không thể tái chế kịp lượng rác thải hiện tại. Nhận thấy được điều đó, nhiều Doanh nghiệp tái chế áp dụng công nghệ đạt chuẩn ra đời.
Recycling In VietNam
Rác thải tại Việt Nam (Recycling in Vietnam) đặc biệt là rác thải nhựa đã tăng gấp 20 lần kể từ năm 1950. Mặc dù ngành nhựa Việt Nam có sự đóng góp không hề nhỏ lên đến hơn 17 tỷ USD cho nền kinh tế Quốc gia. Tuy vậy, nhưng không thể phủ nhận tình trạng xử lý rác thải nhựa là vô cùng khó khăn và tốn kém. Những ảnh hưởng trực tiếp rõ rệt như ô nhiễm môi trường, suy giảm tuần hoàn nhựa.
Thực Trạng Tại Việt Nam
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP mỗi năm. Trong đó, 1,28 triệu tấn (33%) được tái chế. Tất cả các loại nhựa chính, bao bì PET có tỷ lệ thu gom và tái chế (CFR) cao nhất là 50%. (Recycling in VietNam)
Hàng năm, giá trị vật chất lên tới 220-290 triệu đô la bị mất do các thách thức khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ CFR và hiệu suất thu hồi giá trị. Những thất bại của thị trường bao gồm giá nhựa nguyên sinh và tái chế tăng mạnh, thiếu nhu cầu bền vững đối với nhựa tái chế tại địa phương và khả năng tiếp cận tài chính cho các nhà tái chế. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), với nguồn cung không đồng đều và rủi ro cao từ các khu vực phi chính thức, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu chất thải nhựa và không có tiêu chuẩn thiết kế tái chế. Hệ thống quản lý chất thải ưu tiên thu gom và xử lý hơn tái chế. Những thách thức này đã phát sinh và ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19, khi những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và nhu cầu về vật liệu tái chế giảm mạnh. Từ đó, đã dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung từ ngành công nghiệp tái chế do giá dầu thấp và suy thoái kinh tế.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng, nếu tất cả các loại nhựa PET, HDPE, LDPE và PP sử dụng tại Việt Nam được thu gom và tái chế thành các sản phẩm tái chế có giá trị nhất thì tổng giá trị vật liệu thải ra qua quá trình tái chế về mặt lý thuyết tương đương 3,4 tỷ USD mỗi năm. Hằng năm, chỉ phát hành 25% tổng giá trị vật liệu nhựa, tương đương 872 triệu đô la, được tái chế với tỷ lệ 33%, với 77% giá trị đến từ tái chế nhựa. Tình hình này dẫn đến thiệt hại về giá trị vật chất có thể xảy ra là 220-290 triệu đô la mỗi năm. Cơ hội thị trường tiềm năng này có thể được khai thác thông qua các khoản đầu tư đáng kể của khu vực công và tư nhân để cải thiện việc thu gom / phân loại chất thải, tạo môi trường thuận lợi để cải thiện hoạt động kinh tế, kinh tế tái chế và các can thiệp hệ thống khác để giải quyết các thất bại của thị trường.
Giải Pháp Recycling In VietNam
Theo đề xuất của WB (Ngân hàng Thế Giới), Việt Nam cần mở rộng quy mô ngành công nghiệp tái chế, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân. Nhờ đó, Việt Nam có cơ hội giải phóng giá trị vật liệu lên đến 1,8 tỷ USD/năm.
Tăng Hiệu Quả Thu Gom, Phân Loại Rác Thải Nhựa
Các hoạt động thu gom phế liệu truyền thống thật sự chưa đạt được các hiệu quả nhất định. Hơn nữa, chi phí tái chế còn đắt hơn phế liệu nhựa nhập khẩu, đây là bất lợi của nền kinh tế tái chế tại Việt Nam (Recycling in VietNam).
Cần có một hệ thống hiệu quả hơn trong việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Từ đó, cải thiện mở rộng phạm vi thu gom, phân loại, lộ trình tái chế rõ ràng và có địa điểm xử lý an toàn.
Đối Với Tái Chế Nhựa
Tại Việt Nam, Bao Bì chiếm đến 35% tổng doanh thu của các loại nhựa được tiêu thụ. 30% trong tổng số này sẽ không bao giờ được thúc đẩy tái chế nếu Bộ Công Thương không có các bắt buộc áp dụng lên các cơ quan thuộc khu vực nhà nước.
Sứ Mệnh Duy Tân
Nhà máy tái chế nhựa Duy Tân – một trong những doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa hàng đầu tại Đông Nam Á và Thế giới. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam, với chứng nhận nhà máy được vận hành theo các Quy Chuẩn Quốc Tế về Chất Lượng, Môi Trường, An Toàn & Sức Khoẻ
Mọi thông tin liên hệ:
- Nhựa Tái Chế Duy Tân
Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam - +84 – 272 377 9920
- info@duytanrecycle.com
- duytanrecycle.com